Giám sát thi công là gì? Công việc của người giám sát thi công? Trở thành 1 người giám sát thi công có khó không? Giám sát thi công là một vị trí quan trọng trong xây dựng, không những phải có trình độ chuyên môn cao mà còn cần trau dồi những kỹ năng thực tế. Nếu bạn đang muốn trở thành một giám sát thi công mà chưa biết cụ thể về công việc này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây.

Giam sat thi cong la gi?

I. Giám sát thi công là gì?

Giám sát thi công công trình (Construction Supervisor) là việc chịu trách nhiệm giám sát quá trình thi công tại công trường, đảm bảo chất lượng, khối lượng như trong bản thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Đồng thời, giám sát thi công cũng bao gồm giám sát tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Hầu hết việc giám sát thi công sẽ do kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm phụ trách nhằm ngăn chặn những sai sót, sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công.

II. Phân loại công việc giám sát thi công theo từng lĩnh vực

Gồm 3 công việc việc giám sát chính:

  • Giám sát thi công xây dựng: là người tổ chức nghiệm thu và phê duyệt dự án. Giám sát thường xuyên đảm bảo báo cáo tiến độ xây dựng cho chỉ huy trưởng dự án.
  • Giám sát thi công nội thất: góp mặt thảo luận với khách hàng về ngân sách và không gian thiết kế cho dự án nội thất
  • Giám sát thi công điện: lập kế hoạch, tiến độ và thực hiện dự án trên bản vẽ công trình cơ điện

III. Công việc của người giám sát thi công hiện nay

Nhiệm vụ chính Công việc cụ thể
Giám sát quá trình thi công của nhà thầu chính   • Theo dõi quá trình thi công hàng ngày tại công trường

  • Kiểm tra, nhắc nhở công nhân tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đề ra

  • Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu được đưa vào công trình

  • Nhắc nhở đội thi công làm việc để đảm bảo tiến độ xây dựng

  • Khi phát hiện sai phạm về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn công trình phải đình chỉ thi công để tìm hiểu nguyên nhân và phối hợp với các bên xử lý

  • Kiểm soát vấn đề an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại khu vực công trình đang thi công

  • Giải quyết vấn đề khác phát sinh

Giám sát hoạt động thi công của nhà thầu phụ   • Kiểm tra bản vẽ thiết kế chi tiết hệ thống điện, cấp thoát nước – thiết bị vệ sinh, hệ thống phòng cháy – chữa cháy của công trình, hệ thống thông gió – điều hòa không khí

  • Theo dõi đội thầu phụ thi công, kịp thời phát hiện sai sót về hồ sơ, tổ chức thi công và đưa ra cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn

  • Bàn bạc, phối hợp với các bên để thay đổi phương án thi công theo tình hình thực tế

Phối hợp nghiệm thu công trình   • Phối hợp với các bên liên quan để nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thiện, nghiệm thu toàn bộ công trình (với nhà thầu chính, nhà thầu phụ)

  • Lập biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình thi công

  • Nếu phát hiện hạng mục chưa đạt yêu cầu thì phối hợp với nhà thầu để giải quyết

Công việc khác   • Lập, quản lý chất lượng hồ sơ công trình xây dựng 

  • Lập/kiểm tra hồ sơ thanh toán với chủ đầu tư/nhà thầu chính, nhà thầu phụ, tổ đội thi công, nhà cung cấp

  • Làm báo cáo công việc theo yêu cầu định kỳ

  • Làm công việc khác theo sự phân công của cấp trên

IV. Kỹ năng cần có của người giám sát thi công 

Giam sat thi cong la gi?

1. Kỹ năng xử lý rủi ro

Xây dựng là ngành xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình thi công thực tế. Vì thế, nếu muốn trở thành Giám sát thi công, bạn cần có kỹ năng xử lý rủi ro. Nó sẽ giúp bạn không lúng túng trước mọi tình huống bất ngờ và đưa ra phương án giải quyết kịp thời. 

2. Kỹ năng đặt mục tiêu

Giám sát thi công cũng cần có kỹ năng đặt mục tiêu vì mục tiêu thường là những mốc quan trọng của dự án thi công. Chẳng hạn bạn đặt ra cho đội ngũ công nhân thời hạn cụ thể cho một công việc và cần giám sát tiến độ của họ để đảm bảo hoàn thành sớm hoặc đúng mục tiêu đã đề ra.

3. Kỹ năng lãnh đạo

Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý lượng lớn công nhân khi là một giám sát thi công. Do vậy, bạn cần rèn luyện khả năng lãnh đạo để phân công công việc hợp lý cũng như đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời, giúp mọi việc được tiến hành một cách hợp lý, quy củ hơn.

4. Kỹ năng giao tiếp

Giám sát thi công là vị trí cần phối hợp làm việc với rất nhiều người, ví dụ như kỹ sư,  kiến trúc sư, công nhân,… Vì thế, kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, hợp tác tốt hơn trong công việc, làm cho hiệu quả của các dự án thi công được nâng cao hơn.

V. Yêu cầu tuyển dụng giám sát thi công và mức lương tương ứng

1. Yêu cầu tuyển dụng

Giam sat thi cong la gi?Giới tính nam, độ tuổi từ 24 đến 40 tuổiĐể có thể đảm nhiệm và hoàn thành tốt công việc của một Giám sát thi công, hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng vị trí này đều yêu cầu ứng viên:

  • Tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng các chuyên ngành: Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật xây dựng (dân dụng và công nghiệp)
  • Có khả năng điều phối, giám sát, tổng hợp thông tin tốt
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm hỗ trợ cho công việc như MS Project, Autocad 2D/3D,…
  • Ưu tiên ứng viên từng có kinh nghiệm ở vị trí tương tự
  • Năng động, tháo vát, nhiệt tình trong công việc và có tinh thần trách nhiệm
  • Có thể đi công tác dài ngày

2. Mức lương tương ứng

Hiện nay, mức lương cho vị trí Giám sát thi công dao động trong khoảng từ 8 – 25 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào quy mô công trình phụ trách giám sát cũng như năng lực làm việc.

Trên đây là những thông tin mà Minh Tiến Group đã cung cấp cho bạn về công việc giám sát thi công. Hy vọng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc và giúp bạn định hướng công việc này tốt hơn trong tương lai.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm của Minh Tiến Group:


THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Nhà máy: KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội
  • Văn phòng phía Bắc: 127 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Kho hàng miền Nam: Ngã tư Bà Điểm – Hóc Môn – TPHCM
  • Kho hàng miền Trung: Võ Chí Công – Hoà Xuân – Cẩm Lệ – Đà Nẵng
  • Hotline: 0962666139 – 0837406886
  • Fax: +8424 3869 3455
  • Email: minhtiengroup.skylite@gmail.com
  • Website: https://minhtiengroup.vn
  • MST: 0316804511
5/5 - (1 bình chọn)