Việc lựa chọn đúng vật liệu làm mái che sẽ giúp tối ưu hóa khả năng bảo vệ khỏi tác động của thời tiết, giảm thiểu chi phí bảo trì và nâng cao tuổi thọ cho mái che. Hãy cùng Minh Tiến Group tìm hiểu những tiêu chí quan trọng để lựa chọn vật liệu làm mái che phù hợp nhất cho không gian của bạn!

4 loại vật liệu phổ biến dùng làm mái che

Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate

Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate (PC) là vật liệu có khả năng truyền sáng cao tương đương thủy tinh nhưng bền bỉ và nhẹ hơn nhiều. Loại tấm lợp này được làm từ Polymer tổng hợp mang lại độ bền vượt trội và khả năng chống va đập tốt.

Tấm Polycarbonate thường được sử dụng để lợp mái che vì dễ thi công, có khả năng cách nhiệt và chống tia UV. Đây là lựa chọn lý tưởng cho mái che sân thượng, nơi cần tận dụng ánh sáng tự nhiên mà vẫn bảo vệ khỏi các yếu tố thời tiết.

vật liệu làm mái che
Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate

Tham khảo thêm: Mái che bằng tấm nhựa polycarbonate

Kính cường lực

Kính cường lực là loại kính được xử lý đặc biệt nhằm tăng độ bền và khả năng chịu lực vượt trội so với kính thường. Khi gặp va chạm hay áp lực từ môi trường bên ngoài, kính cường lực ít bị vỡ, đảm bảo an toàn cao hơn. Hiện nay, kính cường lực được sử dụng phổ biến trong thiết kế mái che nhờ tính thẩm mỹ và độ an toàn mà nó mang lại.

vật liệu làm mái che
Kính cường lực

Tôn lấy sáng

Tôn lấy sáng, hay tấm lợp lấy sáng, là vật liệu được làm từ nhựa Polycarbonate hoặc sợi thủy tinh. Có hai loại tôn phổ biến là tôn lấy sáng Composite và tôn lấy sáng Poly, cả hai đều giúp tiết kiệm năng lượng, tạo không gian sáng sủa, thoáng đãng.

Minh Tiến Group hiện đang cung cấp các loại tôn nhựa lấy sáng được sản xuất từ nguyên liệu cao cấp, có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt. Sản phẩm phù hợp cho các công trình như nhà xưởng, kho hàng, sân vườn, hành lang và nhiều khu vực khác.

vật liệu làm mái che
Tôn lấy sáng

Vải bạt

Vải bạt là vật liệu phổ biến trong thi công mái che nắng mưa, có độ dày và khả năng chống thấm nước hiệu quả. Loại vải này thường được làm từ sợi Polyester hoặc Nylon, được phủ thêm lớp chống nước như PVC (Polyvinyl chloride) hoặc PU (Polyurethane). Vải bạt có độ bền cao, chịu được các yếu tố thời tiết khắc nghiệt, đồng thời đảm bảo độ kín đáo cũng bảo vệ không gian bên dưới hiệu quả.

vật liệu làm mái che
Vải bạt

Ưu điểm và nhược điểm của vật liệu làm mái che

Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate 

Ưu điểm  Nhược điểm
Chế tác dễ dàng, đa dạng hình dáng. Dễ bị trầy xước.
Chịu lực tốt hơn so với kính và nhựa thông thường, chống va đập gấp 200 lần. Giá thành cao hơn nhựa thông thường.
Độ truyền sáng đạt 80% – 90%, chỉ sau thủy tinh.
Chịu được nhiệt độ từ -40°C đến 130°C, cách âm và cách nhiệt tốt.
Dễ dàng thi công và vận chuyển, tiết kiệm thời gian.
So với các vật liệu khác như tôn, thép, Polycarbonate có giá phải chăng hơn.

Kính cường lực 

Ưu điểm  Nhược điểm
Không vỡ thành các mảnh sắc nhọn khi bị va chạm, giảm nguy cơ gây thương tích. Giá thành kính cường lực cao hơn so với một số vật liệu mái che khác.
Chịu được áp lực mạnh, tuổi thọ từ 20 – 50 năm, phù hợp cho các ứng dụng mái che. Kính cường lực khá nặng, gây khó khăn trong vận chuyển, lắp đặt, cần khung chắc chắn.
Phủ lớp chống tia UV, bảo vệ sức khỏe và không gian dưới mái che khỏi tác động của tia UV. Kính cường lực hấp thụ nhiệt mạnh làm không gian bên dưới dễ bị nóng.
Có thể cắt và gia công theo kích thước, hình dạng cụ thể.
Bề mặt kính dễ lau chùi, giúp duy trì sạch sẽ và tính thẩm mỹ của mái che.

Tôn lấy sáng

Ưu điểm  Nhược điểm
Tôn lấy sáng Composite
Chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt, hóa chất và các yếu tố môi trường. Tôn Composite không có khả năng thoáng khí tốt, gây ra vấn đề về độ ẩm trong không gian.
Giảm thiểu hấp thụ nhiệt từ ánh nắng, giúp tiết kiệm chi phí điều hòa không khí. So với tôn, sắt, gỗ, tôn Composite có khả năng chịu lực thấp hơn.
Có nhiều màu sắc, kiểu dáng và độ dày, phù hợp với các yêu cầu thiết kế khác nhau. Tôn Composite có tuổi thọ ngắn hơn so với nhiều loại vật liệu khác.
Có thể uốn cong và cắt gọt dễ dàng, phù hợp với nhiều kiểu mái và kết cấu. Dễ bị phai màu do tác động của ánh nắng và thời tiết.
Tôn lấy sáng Polycarbonate
Tôn polycarbonate truyền sáng từ 80% – 90%, làm sáng không gian nội thất. Tôn polycarbonate có giá cao hơn so với tôn, kính hoặc nhựa ABS.
Khả năng cách âm và cách nhiệt vượt trội, chống cháy đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Dễ dàng vận chuyển và thi công, phù hợp với nhiều loại công trình.

Vải bạt 

Ưu điểm  Nhược điểm
Mái che từ vải bạt dễ thay đổi vị trí, mở rộng hoặc thu nhỏ theo nhu cầu và thời tiết. Vải bạt dễ bị hao mòn, rách hoặc phai màu dưới tác động của thời tiết và thời gian.
Vải bạt có nhiều lựa chọn màu sắc và hoa văn, phù hợp với phong cách thiết kế khác nhau. Cần vệ sinh đều đặn để ngăn ngừa bụi bẩn, mốc, giúp duy trì thẩm mỹ và độ bền sản phẩm.

Bảng giá tham khảo của vật liệu làm mái che 2024

Vật liệu  Giá 
Tôn lấy sáng 45.000 -1.600.000đ/m^2
Kính cường lực 300.000 3.000.000đ/m^2
Tấm Poly 160.000đ/m² – 1.555.000đ/m²
Vải bạt 150.000 – 600.000đ/m^2

Lưu ý: 

Tất cả thông tin giá đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Mức giá có thể thay đổi tùy thuộc vào thương hiệu và mẫu mã. Minh Tiến Group hiện cung cấp sản phẩm tấm Poly và tôn lấy sáng. Để được báo giá thông tin chi tiết về sản phẩm, hãy liên hệ ngay Hotline: 0962666139 – 0837406886 để được tư vấn!

Một số lưu ý để chọn vật liệu làm mái che

Để chọn vật liệu cho mái che thật phù hợp, bạn cần chú ý đến một số yếu tố như sau:

  • Môi trường sử dụng: Trước hết, hãy xem xét nơi bạn sẽ lắp đặt mái che. Nếu nó nằm ngoài trời và tiếp xúc trực tiếp với thời tiết khắc nghiệt, bạn nên chọn vật liệu có khả năng chịu nắng, mưa và không bị ăn mòn.
  • Độ bền: Vật liệu mái che cần phải vững chắc trước những điều kiện thời tiết như mưa, gió. Độ bền cao sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thay thế và bảo trì trong thời gian dài.
  • Tiết kiệm năng lượng: Nếu mục đích là làm mát không gian xung quanh, hãy ưu tiên những vật liệu có khả năng cản nhiệt tốt. Điều này không chỉ giúp bạn thoải mái mà còn tiết kiệm điện.
  • Thẩm mỹ: Chọn vật liệu không chỉ để bảo vệ mà còn để làm đẹp cho không gian. Hãy cân nhắc màu sắc, kiểu dáng và mẫu mã sao cho hài hòa với tổng thể kiến trúc.
  • Tài chính: Đừng quên xem xét ngân sách của bạn. Một số vật liệu có giá thành khá cao nên bạn cần lựa chọn thật khéo léo để phù hợp với khả năng tài chính.
  • Bảo trì: Cuối cùng, hãy tìm hiểu mức độ bảo trì cần thiết cho từng loại vật liệu.

Với những thông tin về vật liệu làm mái che phổ biến hiện nay trong bài viết trên, bạn có thể dễ dàng kết hợp các loại vật liệu như vải bạt, tôn hoặc kính Polycarbonate,… Minh Tiến Group tự hào là đơn vị cung cấp tấm Polycarbonate chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp mái che hoàn hảo, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Nhà máy: KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội
  • Văn phòng phía Bắc: 127 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Kho hàng miền Nam: Ngã tư Bà Điểm – Hóc Môn – TPHCM
  • Kho hàng miền Trung: Võ Chí Công – Hoà Xuân – Cẩm Lệ – Đà Nẵng
  • Hotline: 0962666139 – 0837406886
  • Fax: +8424 3869 3455
  • Email: minhtiengroup.skylite@gmail.com
  • Website: https://minhtiengroup.vn
  • MST: 0316804511
Đánh giá post