Mái che sân thượng mang lại nhiều lợi ích như bảo vệ không gian sống, tạo điều kiện thư giãn và tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào thi công, nhiều gia đình vẫn băn khoăn “Làm mái che sân thượng có cần xin phép không?”. Trong bài viết này, Minh Tiến Group sẽ giải đáp câu hỏi này và hướng dẫn bạn những quy định liên quan.
Giải đáp: Làm mái che sân thượng có cần xin phép?
Bạn không cần xin phép khi làm mái che sân thượng. Theo khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 đã nêu rõ một công trình lắp đặt sửa chữa, thiết kế nhà không cần phải đăng ký xin phép cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Công trình không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Việc thi công, lắp đặt công trình không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của toàn bộ ngôi nhà.
- Mái che di động cho sân thượng được tính vào hạng mục cải tạo, sửa chữa bên trong công trình và không làm ảnh hưởng đến kết cấu nền móng, cấu trúc của toàn bộ ngôi nhà. Đây cũng là công trình có thời gian thi công nhanh gọn nên việc xin giấy phép là không cần thiết.
Những trường hợp làm mái che cần xin giấy phép
Ngoài các công trình miễn giấy phép xây dựng đã đề cập, vẫn có những trường hợp cần xin phép trước khi thi công mái tôn. Các trường hợp đó bao gồm:
- Thi công mái che cho bãi đỗ xe, kho chứa vật liệu lớn, trang trại, công xưởng trong thành phố. Những nơi đã có quy hoạch cũng cần xin phép.
- Sửa chữa, nâng cấp mái ảnh hưởng đến kiến trúc mặt ngoài tiếp giáp với đường trong khu đô thị.
- Thi công mái hiên có tác động đến mỹ quan đô thị và môi trường xung quanh.
- Dự án mái che làm thay đổi kết cấu và khả năng chịu lực của ngôi nhà.
Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép
Theo Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định, hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa nhà ở.
- Giấy chứng minh quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản sao).
- Bản vẽ và ảnh chụp hiện trạng của hạng mục, phần công trình đề nghị cải tạo.
- 2 bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở kèm theo giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và bản vẽ thẩm duyệt (trường hợp pháp luật về PCCC có yêu cầu).
- Ảnh chụp các công trình lân cận trước khi đi vào sửa chữa, cải tạo.
- 2 bản báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng nhà ở (tùy trường hợp), bao gồm:
- Bản vẽ mặt bằng của công trình nhà ở trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí.
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt chính của công trình nhà ở.
- Bản vẽ mặt bằng và mặt cắt móng kèm với sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước.
- Bản cam kết về đảm bảo an toàn với các công trình liền kề (trường hợp công trình nhà ở có công trình liền kề).
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép là Ủy ban nhân dân cấp phường, xã.
Làm mái che sân thượng không xin giấy phép bị xử lý thế nào?
Đối với những công trình không nằm trong phạm vi miễn giấy phép, nếu chủ đầu tư lắp đặt mái che sân thượng mà không xin phép cải tạo công trình sẽ bị xử phạt theo quy định.
- Theo Điểm d) Khoản 1, Điều 118 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, công trình xây dựng sai quy định, không có giấy phép, hoặc khác với nội dung cấp phép sẽ phải phá dỡ.
- Điểm c) Khoản 3, Điều 118 cũng quy định: Nếu Cơ quan có thẩm quyền ban hành công văn tháo dỡ mà chủ công trình không thực hiện, sẽ bị cưỡng chế và chịu toàn bộ chi phí.
Công trình không xin giấy phép trước khi khởi công sẽ bị phạt hành chính từ 10 đến 15 triệu đồng.
Một số lưu ý khi lắp đặt mái che sân thượng
Lắp đặt mái che sân thượng cần tuân thủ các quy định pháp luật cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ. Dưới đây là các quy định cơ bản mà bạn cần nắm rõ:
An toàn và chất lượng
- Chất liệu: Mái che cần được làm từ các vật liệu có khả năng chịu lực tốt, chịu nhiệt độ cao và bền bỉ theo thời gian. Các vật liệu thường được sử dụng bao gồm tôn poly lấy sáng, tấm lợp nhựa PVC, Polycarbonate và vải bạt chuyên dụng.
- Kết cấu: Kết cấu mái che cũng phải được thiết kế cẩn thận và thi công chắc chắn nhằm chống lại các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió bão, mưa lớn. Việc kiểm tra định kỳ kết cấu mái là cần thiết để bảo bảo không xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng.
Quy định về môi trường
- Xử lý nước mưa: Hệ thống mái che cần được thiết kế với một hệ thống thoát nước hiệu quả để tránh tình trạng nước mưa đọng lại. Điều này không chỉ giúp tránh ngập úng cho không gian bên dưới mà còn bảo vệ môi trường xung quanh khỏi các vấn đề liên quan đến thoát nước.
- Không gây tiếng ồn, bụi: Trong quá trình thi công và sử dụng mái che, cần chú ý giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và bụi. Công trình không nên ảnh hưởng đến các hoạt động của các công trình lân cận, đặc biệt là trong khu vực dân cư đông đúc.
Bảo đảm tính thẩm mỹ
- Phù hợp kiến trúc: Mái che nên có thiết kế hài hòa với tổng thể kiến trúc của ngôi nhà cũng như khu vực xung quanh. Một mái che được thiết kế đồng bộ sẽ tạo nên sự cân đối và thu hút cho không gian sống.
- Màu sắc, hình dáng: Cần lựa chọn màu sắc và hình dáng mái che sao cho phù hợp với kiến trúc tổng thể. Mái che không chỉ là một công trình chức năng mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp tổng thể của ngôi nhà. Nếu mái che không phù hợp sẽ làm mất đi mỹ quan chung, mà còn nâng cao giá trị thẩm mỹ cho toàn bộ công trình.
Bài viết trên, Minh Tiến Group đã giải đáp câu hỏi “Làm mái che sân thượng có cần xin phép không?”. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp mái che sân thượng chất lượng, hãy lựa chọn Minh Tiến Group. Chúng tôi cung cấp sản phẩm tấm lợp Polycarbonate với các loại như tấm Poly đặc ruột, tấm Poly rỗng ruột và tấm nhựa sóng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Nhà máy: KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội
- Văn phòng phía Bắc: 127 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
- Kho hàng miền Nam: Ngã tư Bà Điểm – Hóc Môn – TPHCM
- Kho hàng miền Trung: Võ Chí Công – Hoà Xuân – Cẩm Lệ – Đà Nẵng
- Hotline: 0962666139 – 0837406886
- Fax: +8424 3869 3455
- Email: minhtiengroup.skylite@gmail.com
- Website: https://minhtiengroup.vn
- MST: 0316804511