Tính vật liệu xây nhà dựa trên diện tích là gì? Các chi phí xây dựng móng nhà, tường gạch và đơn giá xây dựng theo mét vuông được tính như thế nào? Khi nắm được công thức tính vật liệu xây dựng, bạn sẽ dễ dàng ước lượng được khoản kinh phí xây nhà, chi phí các loại nguyên vật liệu cần mua… Để hiểu rõ hơn về cách tính toán vật liệu xây dựng nhà, hãy cùng theo dõi bài viết sau.
I. Cách tính toán vật liệu xây dựng nhà dựa trên diện tích
1. Công thức tính diện tích tổng thể của một căn nhà
Để có công thức tính vật liệu xây nhà với độ chính xác cao, đầu tiên phải tra định mức nguyên vật liệu theo phương án xây dựng đã lựa chọn, sau đó nhân với diện tích thực tế của ngôi nhà sẽ biết được tổng khối lượng vật liệu cần dùng.
Diện tích nhà được tính theo công thức sau:
Tổng diện tích sàn xây dựng = diện tích sàn sử dụng + các diện tích khác
Trong đó:
– Diện tích sàn sử dụng là diện tích sử dụng có mái tính 100% (bê tông cốt thép, ngói đóng trần, tôn, ngói dưới là sàn bê tông cốt thép – trên lợp mái, ô cầu thang, giếng trời… bất cứ chỗ nào lợp mái)
– Các diện tích khác được tính như sau:
Đối với móng, bể nước, bể phốt, dầm giằng và hố ga
- Móng đơn bằng 20 – 25% diện tích tầng trệt
- Móng cọc tính 30 – 40% diện tích tầng trệt, hầm phân hố ga bê tông cốt thép, móng cọc nền bê tông cốt thép và dầm giằng tính 50 – 70% diện tích tầng trệt
- Móng bè, móng băng tính 40 – 60% diện tích tầng trệt
Đối với tầng hầm, sẽ được tính so với code vỉa hè
- Độ sâu từ 1 – 1.5m tính 150% diện tích
- Độ sâu từ 1.5 – 2m tính 170% diện tích
- Độ sâu lớn hơn 2m tính 200% diện tích
Phần mái và sân thượng
- Nếu có mái che tính 75% diện tích sàn
- Không có mái che tính 50% diện tích sàn
- Có giàn lam bê tông, trang trí tính 75% diện tích sàn
- Có giàn hoa, lát nền, xây tường bao cao 1m sẽ tùy vào độ phức tạp mà tính 75 – 100% diện tích sàn
- Nếu lát nền, xây tường bao cao 1m tính 50% diện tích sàn
- Có mái láng, chống thấm xây cao từ 20 – 30cm tính 15% diện tích sàn; mái chống nóng xây cao tính 30 – 50% diện tích sàn
- Mái tôn nhà tầng tính 75% diện tích sàn
- Mái ngói bên dưới có trần giả sẽ tính 100% diện tích sàn chéo theo mái, nếu mái đổ bê tông rồi lợp thêm ngói tính 150 – 175% diện tích sàn chéo theo mái, mái ngói trần thạch cao tính 125% diện tích sàn
Đối với một số diện tích thành phần khác
- Diện tích giếng trời tính 30 – 50% diện tích ô thang. Đối với các ô trống trong nhà, nếu có diện tích nhỏ hơn 8m2 tính 100% diện tích sàn, lớn hơn 8m2 tính 50% diện tích sàn
- Diện tích bảng thang tính theo mặt bằng chiếu của bản thang
- Diện tích của bể phốt, bể nước tính 75% diện tích một sàn theo đơn giá xây thô, hoặc theo diện tích phủ bì của bể
- Lô gia tính 100% diện tích sàn
2. Cách tính xi măng, cát, đá cho 1m3 vữa, bê tông
Có thể tham khảo các tham số theo bảng dưới đây
Phân loại | Đá dăm (m3) | Cát vàng (m3) | Xi măng PCB40 (kg) | Nước (lít) |
Vữa bê tông mác 75 | 1.09 | 247 | 110 | |
Vữa bê tông mác 200 | 0.86 | 0.483 | 248 | 185 |
Vữa bê tông mác 250 | 0.85 | 0.466 | 324 | 185 |
Vữa bê tông mác 300 | 0.84 | 0.45 | 370 | 185 |
3. Tính sắt thép dựa trên khối lượng của sàn bê tông
Có thể tham khảo các thông số ở bảng dưới đây
Ø | Ø 10 đến 18 | Ø > 18 | |
Móng cột | 20kg | 50kg | 30kg |
Dầm móng | 25kg | 120kg | |
Cột | 30kg | 60kg | 75kg |
Dầm | 30kg | 85kg | 50kg |
Sàn | 90kg | ||
Lanh tô | 80kg | ||
Cầu thang | 75kg | 45kg |
II. Cách tính chi phí khi xây dựng móng nhà
Móng là bộ phận quan trọng nhất vì chịu toàn bộ khối lượng của ngôi nhà, do đó việc tính toán khi xây dựng phần móng sẽ phức tạp hơn. Cụ thể như sau:
- Móng đơn: đã tính trong bảng đơn giá xây dựng
- Móng băng 1 phương: 50% x diện tích lầu một x đơn giá phần thô
- Móng băng 2 phương: 70% x diện tích lầu một x đơn giá phần thô
- Móng cọc ép tải = [250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [nhân công: 20.000.000đ] + [hệ số đài móng 0.2 x diện tích lầu một (+sân) x đơn giá phần thô]
- Móng cọc khoan nhồi = [450.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [hệ số đài móng 0.2 x diện tích lầu một (+sân) x đơn giá phần thô]
III. Cách tính định mức vật liệu xây dựng tường gạch
Tường có 2 loại: tường 10 và tường 20. Ở miền Bắc, tường 10 có bề dày là 100mm, tường 20 là 220mm, tương ứng với gạch có kích thước 6.5×10.5x22cm. Ở miền Nam, tường 10 có bề dày là 100mm, tường 20 là 200mm, chủ yếu sử dụng gạch 4x8x19cm và 8x8x19cm.
Phần gạch xây tường có thể tính theo công thức: [(dài + rộng) x2] x chiều cao tường, sau đó trừ đi diện tích cửa đứng và cửa sổ, sẽ biết được số gạch cần sử dụng cho bức tường ấy. Tùy theo bề dày của tường, loại tường (tường cong, tường thẳng,…), loại gạch (gạch ống, gạch thẻ,…), kích thước viên gạch sẽ có định mức hao phí gạch cụ thể.
1. Dự tính số lượng gạch ống cho 1m2
Có thể tham khảo các thông số theo bảng dưới đây
Loại công tác | Đơn vị tính | Vật liệu của một đơn vị định mức | |||
Loại vật liệu | Quy cách (cm) | Đơn vị | Số lượng | ||
Xây tường dày 20cm | 1m2 xây | Gạch ống | 8x8x19 | viên | 58 |
Vữa | lít | 43 | |||
Xây tường dày 20cm | 1m2 xây | Gạch ống | 8x8x19 | viên | 118 |
Vữa | lít | 51 | |||
Xây tường dày 10cm | 1m2 xây | Gạch ống | 10x10x20 | viên | 46 |
Vữa | lít | 15 | |||
Xây tường dày 20cm | 1m2 xây | Gạch ống | 10x10x20 | viên | 90 |
Vữa | lít | 33 | |||
Xây tường dày >= 30cm | 1m2 xây | Gạch ống | 10x10x20 | viên | 443 |
Vữa | lít | 169 |
2. Dự tính số lượng gạch thẻ cho 1m2
Có thể tham khảo các thông số theo bảng dưới đây
Loại công tác | Đơn vị tính | Vật liệu của một đơn vị định mức | |||
Loại vật liệu | Quy cách
(cm) |
Đơn vị | Số lượng | ||
Xây tường dày 10cm | 1m2 xây | Gạch thẻ | 5x10x20 | viên | 83 |
Vữa | lít | 23 | |||
Xây tường dày 20cm | 1m2 xây | Gạch thẻ | 5x10x20 | viên | 162 |
Vữa | lít | 45 | |||
Xây tường dày >= 30cm | 1m2 xây | Gạch thẻ | 5x10x20 | viên | 790 |
Vữa | lít | 242 | |||
Xây tường dày 10cm | 1m2 xây | Gạch thẻ | 4x8x19 | viên | 103 |
Vữa | lít | 20 | |||
Xây tường dày 20cm | 1m2 xây | Gạch thẻ | 4x8x19 | viên | 215 |
Vữa | lít | 65 | |||
Xây tường dày >= 30cm | 1m2 xây | Gạch thẻ | 4x8x19 | viên | 1.068 |
Vữa | lít | 347 |
3. Một số lưu ý khi dự tính số lượng gạch xây nhà
Ngoài việc tính toán số lượng thì gạch cần được đảm bảo các tiêu chuẩn khác nhau trong quá trình xây dựng
- Trước khi xây dựng: gạch phải được nhúng nước kỹ để ngậm no nước
- Trung bình, mạch nằm dày 12mm, mạch đứng dày 10mm, giới hạn từ 7 – 15mm. Với loại gạch xây, mạch dày tối đa 12mm
- Khi xây tường 220mm, hàng gạch dưới cùng cần phải quay ngang để phân bố lại mạch xây và chia đều tải trọng
- Khi xây những chỗ hẹp nhỏ hơn quy cách viên gạch thì sử dụng gạch vỡ
IV. Đơn giá xây dựng nhà ở tính theo mét vuông
1. Đơn giá xây dựng các phần thô
Hiện nay trên thị trường, đơn giá xây dựng phần thô khoảng 3.000.000đ/m2.
2. Đơn giá xây dựng trọn gói tùy thuộc vào nguồn vật tư
- Vật tư loại trung bình: từ 4.500.000đ
- Vật tư loại trung bình khá: từ 4.800.000đ
- Vật tư loại khá: 5.200.000đ
- Vật tư loại tốt: 5.500.000đ
V. Hướng dẫn cách tính toán vật liệu xây dựng nhà
Phương pháp tính mét vuông sàn xây dựng nhà cấp 4 cụ thể như sau:
- Sân trước, sau: tính 50% diện tích/đơn giá
- Ban công, sân thượng: tính 50% diện tích
- Móng nhà: thường tính 30% diện tích
- Mái nhà bê tông: tính từ 30 – 50% diện tích
- Mái tôn: được tính 30 – 50% hoặc tính theo độ dốc mái sẽ nhiều hơn
Tổng tất cả các diện tích nhân với đơn giá sẽ được số tiền.
Tổng diện tích = diện tích thi công x 1.3
Trong đó:
- Diện tích thi công là diện tích bên trong được bao bởi tường
- 1.3 là hệ số tính tiền của mỗi nhà thầu
Nếu có gác lửng thì cần cộng thêm diện tích gác lửng khi dự toán
VI. Chia sẻ một số kinh nghiệm chọn mua nguyên vật liệu xây dựng nhà
1. Xi măng
Xi măng là loại vật liệu xây dựng dễ chọn và ít rủi ro nhất, khi mua bạn chỉ cần cân thử 1 vài bao xi măng để kiểm tra xem có bị rút ruột, ăn bớt hay không.
2. Cát
Cát đen và cát vàng là 2 loại phổ biến trên thị trường hiện nay. Khi chọn mua cát xây dựng, bạn cần chú ý:
- Xác định chất lượng của cát bằng cách lấy 1 vốc cát nắm chặt lại, nếu tay bị bám nhiều bụi bùn thì là cát bẩn, hoặc thả cát vào bình nước thủy tinh, cát sạch sẽ lắng xuống còn bụi bẩn nổi lên trên
- Cần kiểm tra cát có bị nhiễm phèn, nhiễm mặn hay không để bảo đảm chất lượng công trình
3. Gạch
Có thể kiểm tra với một vài mẹo nhỏ sau:
- Đập hai viên gạch vào nhau, khi âm thanh đanh và dứt khoát thì chất lượng gạch tốt
- Ngâm trong nước khoảng 24h, nếu gạch nặng trên 15% trọng lượng thì có chất lượng không tốt
- Làm rơi từ độ cao 1m, nếu chất lượng gạch tốt sẽ không bị vỡ
- Đập vỡ 1 viên gạch, nếu bị vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ thì chất lượng gạch không tốt
4. Sắt, thép, đá xây dựng
- Sắt, thép có độ bền, dẻo cao sẽ hỗ trợ tốt cho những lớp bê tông cứng
- Loại đá xây dựng phổ biến hiện nay là 1×2 và 2×3, khi mua bạn nên lựa chọn loại đá sạch, ít tạp chất để hạn chế công thợ. Tạp chất này có thể loại bỏ bằng cách sàng qua lưới thép hoặc rửa bằng nước
Trên đây là một số thông tin mà Minh Tiến Group đã tổng hợp về cách tính toán vật liệu xây dựng nhà ở. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn các nguyên vật liệu xây nhà.
Cách tính khối lượng sắt xây dựng đơn giản nhất
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Nhà máy: KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội
Văn phòng phía Bắc: 127 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng phía Nam: 544 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0962666139 – 0837406886
Fax: +8424 3869 3455
Email: minhtiengroup.skylite@gmail.com
Website: https://minhtiengroup.vn
MST: 0316804511
Xem thêm:
- Tấm lợp lấy sáng Đà Nẵng
- Tấm lợp polycarbonate
- Tấm poly đặc
- Thi công tấm lợp thông minh
- Tấm lợp mica trong suốt