Xu hướng làm trần thạch cao được nhiều gia đình và chủ đầu tư lựa chọn bởi tính thẩm mỹ cao, dễ thi công, tích hợp nhiều tính năng như chống cháy, tiêu âm, cách âm, cách nhiệt. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các loại trần thạch cao giật cấp đơn giản qua bài viết này.
I. Trần thạch cao giật cấp đơn giản là gì?
Thạch cao là một khoáng chất trầm tích mềm gồm hai thành phần chính là canxi sunfat và nước. Trần thạch cao là loại trần được cấu tạo bởi nhiều lớp vật liệu bao gồm khung xương thạch cao, tấm trần thạch cao và lớp sơn bả để tạo nên độ chắn chắn, tính thẩm mỹ và chất lượng cho công trình.
II. Ưu điểm của trần thạch cao giật cấp đơn giản
- Trần thạch cao chứa 21% hóa chất chống cháy, giảm thiểu sự truyền nhiệt và cháy lan, rất hiệu quả trong việc ngăn hỏa hoạn.
- Nhờ thành phần hóa học đặc biệt, trần thạch cao còn có thêm khả năng chống nóng, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ vào mùa hè
- Thạch cao được đánh giá cao về khả năng cách âm khoảng 32 đến 60dB, đảm bảo sự yên tĩnh giữa hai không gian liền kề.
- Kết cấu trần thạch cao là lắp ghép, có trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển, thuận tiện cho việc thiết kế, thi công và bảo trì.
- Có nhiều kiểu thiết kế trần thạch cao khác nhau phù hợp với mọi công trình.
III. Các loại trần nhà thạch cao hiện nay
1. Trần thả
Trần thả hoặc trần nổi, sau khi thi công, trần nhà sẽ có khung xương lộ ra ngoài, tạo thành ô hình chữ nhật hoặc ô vuông. Tấm trần có hai kích thước cơ bản là 600 x 600mm hoặc 600 x 1200mm, rất tiện lợi khi thi công và lắp đặt các hệ thống phụ như cáp điện, ống thông gió. Đồng thời giá thành cũng rẻ hơn so với các loại trần khác nên rất được khách hàng ưa chuộng.
2. Trần chìm
Trần giật cấp là loại trần được sử dụng rộng rãi trong các không gian phòng khách hay các công trình kiến trúc cao cấp. Có hai loại trần chìm:
- Trần phẳng: Nhìn ngoài khá giống với trần đúc hay trần bê tông, đây được coi là loại trần dễ thi công nhất trong số các loại trần thạch cao.
- Trần giật cấp: Cấu tạo từng bậc, thường từ một đến ba cấp, khá phức tạp và khó thi công, nhưng mang giá trị thẩm mỹ cao. Tuy có chi phí cao hơn trần thả nhưng trần giật cấp là lựa chọn trần bền đẹp và tiết kiệm về lâu dài.
3. Trần chức năng
Trần chức năng là loại trần đặc trưng cho từng chức năng, điển hình là chống ẩm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt. Tấm trang trí có đặc điểm gì, thì loại trần được thi công sẽ có những đặc điểm đó. Hiện nay cũng rất nhiều loại trần chức năng kết hợp được đủ cả ba đặc tính chống cháy, chống ẩm và chống nóng.
Xem thêm:
IV. 30+ mẫu trần thạch cao giật cấp đơn giản đẹp năm 2022
1. Trần thạch cao phòng khách
Thiết kế trần thạch cao giật cấp cho phòng khách nhà cấp 4
Trần thạch cao đi đèn led cho không gian phòng khách nhà phố
Phòng khách nhà ống với trần thạch cao sáng tạo
Trần thạch cao kết hợp đèn chùm phù hợp với căn hộ chung cư
Trần thạch cao quý phái, xa hoa cho phòng khách biệt thự tân cổ điển
2. Trần thạch cao phòng ngủ
Trần thạch cao với thiết kệ lạ mắt thú vị cho phòng ngủ của bé
Mẫu thiết kế trần thạch cao đáng yêu cho phòng ngủ bé gái
Thiết kế phòng ngủ với trần thạch cao đi đèn led hiện đại
Phòng ngủ độc đáo với mẫu trần thạch cao kết hợp với vân gỗ
Trần thạch cao đi đèn led vàng nhằm tạo cảm giác ấm cúng hơn cho phòng ngủ
3. Trần thạch cao phòng bếp
Thiết kế phòng bếp tối giản, sang trọng với trần thạch cao phẳng
Mẫu trần thạch cao đèn led đơn giản cho phòng bếp hiện đại
Trần thạch cao giật cấp kết hợp với đèn chùm cho phòng bếp trang nhã
Không gian bếp thoáng đãng hơn với trần thạch cao đi đèn âm trần
Trần thạch cao phân chia không gian cho căn bếp ấm cúng
4. Trần thạch cao kiểu dáng đặc biệt
Thiết kế trần thành cao giật cấp hình uốn tròn mới lạ
Trần thạch cao mạ vàng sang trọng phong cách tân cổ điển
Thiết kế trần thạch cao hoa văn uốn lượn phong cách hiện đại, tân thời
Trần thạch cao giật cấp tạo hình sáng tạo, độc đáo
Mẫu trần thạch cao họa tiết Galaxy 3D cho phòng ngủ ấn tượng
Tham khảo: Một số bản vẽ mẫu nhà cấp 4 đẹp và hiện đại
V. Lưu ý khi làm trần thạch cao
1. Chọn loại trần phù hợp
Mỗi loại trần đều có những ưu nhược điểm khác nhau và dựa vào đó các kiến trúc sư và nhà thầu có thể tư vấn cho gia chủ lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp cho công trình. Hoặc gia chủ có thể lựa chọn trần thạch cao theo yêu cầu về khả năng chống nóng, chống ẩm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt và các đặc điểm khác của không gian mà mình sử dụng.
2. Chọn phong cách trần hài hòa với tổng thế
Nếu kiến trúc ngôi nhà hiện đại, gia chủ nên lựa chọn trần thạch cao ít chi tiết, nghiêng về sự tối giản. Nếu phong cách kiến trúc của ngôi nhà theo hướng cổ điển thì gia chủ lại lựa chọn trần thạch cao với nhiều chi tiết hoa văn phức tạp, mang hơi hướng cổ điển.
3. Chọn vật tư đồng bộ chính hãng
Lựa chọn vật tư đồng bộ bao gồm khung xương thạch cao, trần thạch cao và sơn bả cùng vít chính hãng để đảm bảo chất lượng công trình. Cách chọn vật tư này sẽ giúp quá trình thi công dễ dàng hơn, đảm bảo tuổi thọ sử dụng và hạn chế hư hại ngoài ý muốn.
4. Chọn đơn vị uy tín chất lượng
Bất kỳ vật liệu nào sử dụng cho việc xây dựng đều phải được lựa chọn kỹ lưỡng bởi những đơn vị sản xuất, cung cấp uy tín
5. Cân nhắc về giá
Không nên ham rẻ mà chọn những vật liệu kém chất lượng, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sử dụng và tuổi thọ của sản phẩm.
6. Tham khảo ý kiến
Chỉ những người đã và đang sử dụng mới có thể đưa ra những khuyến nghị chính xác nhất cho từng loại trần thạch cao, như vậy gia chủ mới lựa chọn được loại trần thạch cao phù hợp với không gian nhà mình.
Xem thêm: Các bước để xây dựng 1 căn nhà hoàn chỉnh chi tiết từ A – Z
VI. Nhược điểm khi dùng trần thạch cao
- Trần thạch cao nổi: Do tấm thạch cao được sử dụng thường là loại cố định nên rất khó thay đổi thiết kế. Ngoài ra, kích thước nhỏ của tấm thạch cao nổi tạo cảm giác không gian bị chia cắt.
- Trần thạch cao phẳng: Mẫu mã kém đa dạng. Nếu các đường nối không được xử lý cẩn thận sẽ dẫn đến trần bị lộ mối nối hoặc lõm xuống làm ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ.
- Trần thạch cao giật cấp: Quy trình thi công phức tạp, thời gian thi công lâu. Nếu hư hỏng xảy ra, không thể thay thế một phần mà phải gỡ bỏ hoàn toàn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về trần thạch cao, hy vọng sau bài viết này của Minh Tiến Group sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trần thạch cao để có thể lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của mình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Nhà máy: KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội
Văn phòng phía Bắc: 127 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng phía Nam: 544 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 0837406886 (Ms. Thanh) – 0336899696 (Mr.Long) – 0862268566 (Mr.Anh)
Fax: +8424 3869 3455
Email: minhtiengroup.skylite@gmail.com
Website: https://minhtiengroup.vn
MST: 0316804511
Xem thêm:
Báo giá tấm lợp lấy sáng polycarbonate mới 2022
Báo giá tấm lợp polycarbonate đặc – tấm poly đặc 2022